Blog Post

9 chiếc máy làm thay đổi ngành công nghiệp nhiếp ảnh trong 10 năm qua

Apr 10, 2017

Bài viết do P.N. dịch từ trang thephoblographer.com

Công nghệ máy ảnh hiện vẫn đang phát triển nhanh chóng mỗi ngày, nếu như bạn nhìn vào khoảng thời gian 10 năm trước đây, tôi chắc rằng bạn sẽ có đôi chút giật mình khi nhận ra ngành công nghiệp nhiếp ảnh đã phát triển nhanh đến thế nào. Thực sự là rất đáng nể! Đối với những người vẫn chỉ chụp film cho đến ngày nay, có lẽ sẽ khó nhận ra các bước tiến về công nghệ đã phát triển với tốc độ chóng mặt như thế nào, nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đặc biệt là khi máy ảnh số ra đời, mọi thứ dường như cũng bắt đầu thay đổi. Các công ty bắt đầu tập trung vào những bộ chip xử lý, các thuật toán, cảm biến, và vòng đời của sản phẩm cũng bắt đầu ngắn đi dần.

Nhìn vào 10 năm qua, chúng ta hãy cùng điểm lại 9 chiếc máy đã thực sự đặt dấu ấn lên sự phát triển của ngành công nghiệp nhiếp ảnh.

Fujifilm X100

Có một thời điểm cách đây không lâu, khi có nhiều nhiếp ảnh gia đã quay trở lại chụp film. Nhiều người đã gọi đó là "thú chơi nhất thời", nhưng thực sự là nó đã xảy ra với nhiều người, một số ít đã không còn chụp "ảnh số" quá nhiều, và chắc chắn nó không phải là "thú chơi nhất thời dở hơi". Sự đam mê hoài cổ trong giới chơi ảnh là có thật, và chiếc máy đầu tiên xây dựng vững vàng sở thích đó chính là chiếc Fujifilm X100. Nhiều người có thể tranh luận rằng chiếc Olympus Pen E-P1 mới là chiếc máy đầu tiên có thiết kế hoài cổ, nhưng nó không thể thành công được bằng chiếc X100. Với X100, khách hàng đã có một chiếc máy kiểu như Hexar AF chụp ảnh số, một ống kính tương đương với 35mm và khẩu độ f/2.0, nhỏ nhắn, thời trang và chất lượng ảnh thì rất tốt.

Thành công của chiếc X100 đã mở màn cho cả một thế hệ X series tiếp theo từ Fujifilm và đã kéo một cộng đồng lớn những người đam mê hoài cổ theo nó. Đông đến mức, khiến cho rất nhiều hãng sản xuất khác cũng lao vào xu hướng này. Tất cả, trừ Canon...

Canon 5D mark IICanon 5D mark II

Câu chuyện của chiếc Canon 5D Mk II cũng gần như tương tự. Không phải là chiếc máy đầu tiên có khả năng quay video HD, Nikon D90 đã có trước, và khả năng quay video cũng xuất hiện trên một số máy ảnh của Olympus trước đó nữa. Tuy nhiên, những gì mà chiếc 5D Mk II có thể làm đã thực sự làm thay đổi ngành công nghiệp ảnh. Lần đầu tiên, bạn có một chiếc máy có thể quay video chất lượng cao, chụp ảnh độ phân giải cao, chống chịu thời tiết và hệ thống lấy nét mạnh mẽ. Hơn nữa, khả năng chụp tại ISO cao cũng rất tuyệt.

Nhiếp ảnh gia chụp cưới, quay phim, phóng viên ảnh, chụp studio, và rất nhiều thể loại khác đều lựa chọn 5D Mk II. Chiếc Canon 5D Mk III và IV đều không được thành công như kẻ tiền nhiệm của mình.

Nikon D300

Lại thêm một sản phẩm nữa cũng không phải là "kẻ đầu tiên"! Trong một thời gian dài, các phóng viên ảnh và nhiếp ảnh gia chụp cưới lựa chọn Canon 40D và Canon 5D Mk I. Những chiếc máy này khi chụp tại ISO cao cho ra noise và grain rất giống film. Sau đó, Nikon đã cho ra mắt D3, D700, và D300 – và từ đây, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.

Rất rất nhiều nhiếp ảnh gia và phóng viên ảnh đã chuyển sang chụp D300 vì khả năng chụp tại ISO cao tuyệt vời của nó. Lần đầu tiên, chúng ta có một chiếc máy có khả năng chụp ISO1600 như ISO400.

Leica M9

Trong nhiều năm, nhiều người vẫn cho rằng không thể nhét vừa cảm biến fullframe vào trong một chiếc máy ảnh không gương lật. Và rồi Leica đứng lên, kết hợp với Kodak sản xuất ra một cảm biến đặc biệt và thay đổi mọi chuyện. Khi chiếc Leica M9 được công bố, toàn bộ ngành công nghiệp nhiếp ảnh phải kinh ngạc và thèm muốn, mặc dù cái giá thì cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, các nhà bán hàng thời đó vẫn nói rằng, Leica có thể đưa ra một mức giá cao hơn nữa cho chiếc M9 và không phải lo lắng rằng nó có bán được hay không.

Cũng như mọi sản phẩm Leica khác, M9 cũng có một số vấn đề. Ảnh chụp tại ISO cao không được tốt so với các hãng khác. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng máy giống như bạn sử dụng một chiếc máy film, với một cuộn film Chrome, bạn chắc chắn sẽ yêu nó.

Hasselblad X1D

Mặc dù chiếc Hasselblad X1D chỉ mới xuất hiện gần đây, nó cũng cho thấy một bước tiến lớn về mặt công nghệ. Chưa có ai làm ra một chiếc máy không gương lật medium format cho đến khi X1D ra mắt, kể cả tuy nó có nhỏ hơn cảm biến 645 đi chăng nữa. X1D xuất hiện, và thách thức tất cả.

Pentax 645D

Khi Pentax 645D được công bố đã thu hút được rất nhiều sự chú ý. Không chỉ vì hệ thống máy film của Pentax vốn luôn rất tốt và gần gũi, mà chiếc 645D cũng là chiếc medium format đầu tiên với back gắn liền có mức giá dễ chịu như vậy. Dòng Leica S2 cũng đi theo một concept tương tự nhưng thiết kế của 2 loại máy này là tương đối khác nhau.

Cho đến thời điểm này, Pentax 645D vẫn được bán rất tốt.

Sony A7

Leica M9 là chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên có cảm biến fullframe, và một vài năm sau, Sony bắt kịp cuộc chơi và thêm vào chức năng lấy nét tự động. Sony a7 và a7r là 2 chiếc máy có khả năng lấy nét tự động, thiết kế không gương lật và độ bền tương đối tốt. Rất nhanh chóng, Sony thu hút được sự chú ý của cả cộng đồng. Và chỉ vài năm, hiện nay Sony đã gần như đứng đầu về dòng máy ảnh không gương lật.

Cho đến thời điểm hiện tại, Sony vẫn đang tập trung và phát triển không ngừng cho mảng hoạt động này.

Olympus OM-D E-M5

Chiếc Olympus OMD EM5 là lựa chọn và sản phẩm đầu tiên của Olympus sau khi từ bỏ cảm biến Kodak và chuyển sang sử dụng cảm biến của Sony. Nhưng trên hết, họ đã sản xuất được một chiếc máy không gương lật với thiết kế giống dòng máy danh tiếng OM SLR của mình. Ngoài ra còn có cả chống rung, chống chịu thời tiết, một số ống kính prime chất lượng tốt và nhiều điểm tuyệt vời khác nữa.

Thời điểm ra mắt EM5 cũng là một thời kỳ mà ngành công nghiệp ảnh đang có những bước chuyển mình rất ấn tượng.

Panasonic G1

Chiếc máy ảnh đầu tiên thực sự tạo nên cơn sốt máy ảnh không gương lật chính là Panasonic G1. Lần đầu tiên, chúng ta có một chiếc EVF đẹp hơn tất cả những gì đang có trên những chiếc máy Point and Shoot, nhỏ, thay được ống kính và chất lượng ảnh tuyệt vời. Chỉ không lâu sau đó, Olympus tham gia vào cuộc chơi, rồi đến Samsung, rồi đến Sony, Fuji.... Nếu Panasonic không có quyết định trọng đại đó, có lẽ ngành công nghiệp ảnh ngày nay đã không thú vị đến vậy.

Bài viết gốc: thephoblographer

Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: