Blog Post

Hiệu ứng tia của ống kính - giới thiệu chung

Jun 27, 2017

Mặc dù không phải một yếu tố chính ảnh hưởng tới đặc tính quang học của ống kính nhưng đặc trưng tia của ống kính có thể mang tính quyết định để người dùng chọn mua một loại ống kính phù hợp với nhu cầu của mình, đặc biệt là chụp cảnh. Trong bài viết này Vsion sẽ giúp các bạn hiểu cơ chế hình thành tia dạng sao khi chụp ảnh hạ khẩu độ, các điểm cần lưu ý nếu các bạn muốn tia xuất hiện đẹp trong hình, và quan trọng nhất là hình ảnh đặc trưng tia của rất nhiều ống kính mà Vsion chọn lọc để các bạn có thể tham khảo. Do phần ảnh tham khảo sẽ có dung lượng lớn nên Vsion chia bài viết này thành các bài viết nhỏ, trong đó bài viết tổng quát này có danh sách các ống kính đã có ảnh tia để các bạn có thể quyết định tìm hiểu trong các danh sách riêng đi kèm ảnh mà Vsion cung cấp.

1. Hiện tượng nhiễu xạ và cơ chế hình thành tia

Nhiễu xạ ( diffraction ) là hiện tượng thay đổi hướng di chuyển của sóng ánh sáng khi đi qua khe hẹp hoặc cạnh của vật thể. Trong một chùm tia gặp cản trở, các tia bị thay đổi khác nhau, bao gồm các tia đi thẳng (undeviated light) và các tia bị nhiễu xạ (deffracted light). Hiện tượng này áp dụng với tất cả các loại sóng như sóng nước, sóng điện từ.

Khi đi qua lỗ hẹp, thay vì ánh sáng đi ra dưới dạng một điểm sáng thì chúng ta có thể thấy dạng đĩa tròn với các vòng tròn đồng tâm bao quanh với cường độ giảm dần, gọi là đĩa Airy (Airy disk). Tuy nhiên hiện tượng đĩa Airy rất khó quan sát được trong thực tế vì lỗ khẩu trong ống kính thường không có dạng tròn khi khép sâu và cường độ ánh sáng thường không đủ lớn để quan sát các vòng tròn đồng tâm. Hệ quả phổ biến hơn của nhiễu xạ chính là việc giảm độ nét chi tiết khi chúng ta khép khẩu quá sâu làm lỗ khẩu trở nên rất nhỏ và làm phần lớn các tia sáng đi qua bị chệch hướng và không thể tập trung chính xác trên mặt phẳng nhận hình ảnh (cảm biến / film). Chính vì thế, việc khép khẩu ống kính xuống rất nhỏ, mặc dù có thể làm tăng độ sâu trường ảnh, thường làm giảm chất lượng ảnh.

Tuy nhiên một hiệu ứng của nhiễu xạ lại được người dùng máy ảnh rất hưởng ứng, đó là hiện tượng tạo tia khi khép khẩu, hay còn được gọi bằng nhiều cái tên như hiệu ứng sao (star effect) hay tia mặt trời (sunstar, sunburst). Ở điều khiện khẩu độ mở lớn nhất hoặc chưa khép khẩu sâu, lỗ khẩu ở dạng tròn hoặc diện tích còn lớn nên ánh sáng đi qua bị nhiễu xạ rất ít nên chúng ta không thể quan sát được hiện tượng tia. Khi lỗ khẩu được khép lại và có dạng đa giác, mỗi chùm tia đi qua một cạnh của lá khẩu sẽ bị chệch đi. Phần lớn các tia sáng sẽ bị chệch đi theo 2 hướng chính đối xứng nhau qua trục vuông góc với cạnh lá khẩu (nếu lá khẩu thẳng).

Chính vì thế, nếu ống kính của bạn có số lá khẩu lẻ thì số tia bạn nhận được sẽ bằng hai lần số lá khẩu, còn nếu số lá khẩu chẵn thì vì các tia đối xứng chồng lên nhau nên các bạn sẽ nhận được số tia bằng đúng số lá khẩu.

Chúng ta không cần phải có ống kính máy ảnh để nhìn thấy hiệu ứng tia mà hàng ngày chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này bằng mắt thường. Con mắt của chúng ta hoạt động như một ống kính với phần thủy tinh thể để thu ánh sáng lên võng mạc. Trên đường đi của ánh sáng, đồng tử mắt và đôi khi cả lông mày là hai vật cản khiến ánh sáng bị nhiễu xạ. Khi nhìn vào nguồn sáng mạnh như đèn đường, các bạn có thể nhìn thấy có rất nhiều tia nhỏ phát ra và hiệu ứng này có thể rõ hơn khi bạn nheo mắt lại (giống như việc hạ khẩu độ ống kính). Tuy nhiên các "vật cản" này không có dạng đa giác đều như lỗ khẩu của ống kính nên chúng ta không thể thấy dạng sao đẹp như ảnh chụp được.

Một trường hợp ống kính có dạng tia đặc biệt mà nhiều khi không được nhắc tới là trường hợp các ống kính anamorphic dùng trong quay phim. Các ống kính hay adapter này có phần lỗ khẩu dạng oval chứ không phải dạng tròn như lỗ khẩu bình thường nên mặc dù không cần phải khép khẩu, ánh sáng mạnh đi qua lỗ khẩu này sẽ nhiễu xạ theo trục dài của lỗ khẩu và tạo dạng flare 2 tia rất đặc trưng trong quay phim.

2. Những lưu ý để kiểm soát hiệu ứng tia

Mặc dù nguyên tắc để chụp tia khá đơn giản, vẫn có một số lưu ý các bạn nên biết để kiểm soát hiệu ứng tốt.

Ống kính có lá khẩu thẳng tạo tia đẹp hơn ống kính có lá khẩu cong

Do bản chất ánh sáng nhiễu xạ, khi ánh sáng đi qua lỗ khẩu tạo bởi các lá khẩu thẳng (lỗ khẩu tạo hình đa giác) thì hiệu ứng tia sẽ ra rõ ràng, còn nếu các lá khẩu dạng cong (ở hình dưới) thì các tia nhiễu xạ bị phân tán và không tạo dạng tia rõ nét. Vì đặc điểm này nên hiệu ứng tia và hiệu ứng bokeh khó có thể cùng được tối ưu ở một ống kính, do lá khẩu cong để làm lỗ khẩu tròn sẽ tạo bokeh mịn, tròn nhưng sẽ không tốt để tạo hiệu ứng tia. Như trường hợp các ống kính nhiều lá khẩu dạng tròn như các ống kính Nga cũ, rất khó để các bạn chụp được tia, nhưng các ống kính Nhật hay Đức chỉ có 5, 7 lá khẩu thì thường chụp được tia khá đơn giản.

Che bớt nguồn sáng tạo tia có thể làm tăng hiệu ứng

Có một mẹo nhỏ rất hay được sử dụng để làm hiệu ứng tia nổi bật hơn, đó là che một phần nguồn sáng dùng để tạo tia (như mặt trời) bằng cản một phần nguồn sáng như dùng bức tường hoặc đường chân trời lúc mặt trời sắp lặn, hoặc chụp qua các khe, lỗ hẹp như kẽ lá, lỗ tròn. Việc tạo cản trở nguồn sáng trước khi tới ống kính làm ánh sáng bị nhiễu xạ trước khi bị nhiễu xạ lần hai qua lỗ khẩu nên tỷ lệ các tia chệch hướng cao hơn và làm hiệu ứng rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc che bớt nguồn sáng sẽ tạo vùng tối quanh nguồn sáng và làm tia nổi bật hơn.

Khẩu độ càng nhỏ, thời gian phơi sáng càng dài thì hiệu ứng tia càng rõ

Đặc tính tia của ống kính thay đổi phụ thuộc vào khẩu độ và thời gian phơi sáng. Thông thường ở khẩu độ lớn và khẩu độ trung bình, các tia sáng thường thiếu tập trung và xuất hiện nhiều tia phụ do lượng ánh sáng đi qua lỗ khẩu còn lớn và phức tạp, nhưng khi hạ khẩu xuống mức độ nhỏ nhất định thì các nhóm tia nhiễu xạ sẽ được tập trung lại thành các tia rõ ràng và gọn. Tăng thời gian phơi sáng sẽ làm các tia dài hơn và nhìn chung có thể tăng hiệu ứng tia cho tấm ảnh. Tuy nhiên, cần lưu ý là đôi khi giảm thời gian phơi sáng (underexpose) có thể giảm bớt các hiệu ứng phụ không mong muốn và làm tia sạch hơn.

Filter, lỗi ống kính, flare, phản xạ cảm biến là các yếu tố khác ảnh hưởng tới đặc tính tia

Mặc dù đặc tính tia chủ yếu được quyết định bởi đặc tính lỗ khẩu, nhưng mức độ đẹp của tia có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Do nguồn sáng mạnh tạo tia có thể phản xạ trên bề mặt kính nên hiện tượng flare và ghost luôn đi đôi với các tia lấy từ nguồn sáng mạnh như mặt trời. Một số ống kính có tia gọn, đẹp, nhưng khả năng chịu flare và ghost kém cũng làm tia không còn được rõ ràng khi phơi. Trong trường hợp này, bạn cần cẩn thận khi chọn nguồn sáng để lấy tia. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hoặc do lỗi trong quá trình chế tạo, các lá khẩu không được xếp đều nhau cũng làm tia tạo ra không được cân đối. Đặc biệt là các ống kính tự động với di chuyển lá khẩu nhanh do điều khiển điện tử sẽ dễ có nguy cơ bị lệch đi một chút sau một thời gian sử dụng, cũng tương tự như các ống kính có chất lượng chế tạo không thật tốt có thể có hiện tượng lệch lá khẩu ngay sau khi xuất xưởng.

Đôi khi bạn sẽ thấy các hiệu ứng "lạ" do mặt kính của ống kính hoặc filter bị bẩn, nên trừ khi bạn chủ động tạo hiệu ứng nghệ thuật cho tấm ảnh, việc lau sạch ống kính và filter cũng làm cải thiện chất lượng hình hơn.

Hiểu đặc tính tia của ống kính sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao và cân bằng các yếu tố trong tấm ảnh

Như ở trên mình đã nói, hiệu ứng tia không đi đôi với hiệu ứng bokeh, nhiều khi chúng ta chỉ có thể chọn một trong hai. Ngoài ra, khi hạ khẩu sâu để đạt hiệu ứng tia như mong muốn, chúng ta còn hy sinh cả độ nét của ảnh. Chính vì thế, có một số ống kính chất lượng cao, như Zeiss Loxia 21mm f/2.8 ở hình dưới, có thể tạo tia đẹp ngay từ khẩu độ trung bình như f/5.6, thì chúng ta không nhất thiết phải hạ xuống khẩu độ nhỏ nhất để tạo hiệu ứng tia, trong khi vẫn cân bằng được độ sắc nét và hiệu ứng bokeh của hình. Trường hợp ống kính Canon EF 16-35mm f/2.8L như ở trên có nhắc tới cũng là một ví dụ thể hiện rõ điều này: nếu bạn không biết là hạ khẩu xuống f/22 ống kính mới tạo được tia sắc gọn thì có thể bạn sẽ cho rằng tia của ống kính này xấu. Hiểu được thiết bị mình đang dùng là yếu tố rất quan trọng để kiểm soát các yếu tố của tấm ảnh. Chính vì vậy, trong phần tiếp theo, Vsion xin giới thiệu tập hợp chọn lọc ảnh với hiệu ứng tia của rất nhiều ống kính để các bạn tham khảo trước khi quyết định ống kính nào phù hợp với mình.

3. Danh sách các ống kính với ảnh tia được Vsion tập hợp

Khác với việc tra cứu tham khảo độ nét hay các đặc tính khác của ống kính, nhiều khi khá khó để biết được tính chất tia của ống kính nếu các bài review không đề cập tới hoặc chúng ta không có ai quen biết để hỏi. Vì vậy Vsion tập hợp ảnh những ống kính có thể tìm được trên web với tia đặc trưng để thuận tiện hơn cho các bạn tìm hiểu. Danh sách trong bài viết này sẽ còn được cập nhật khi Vsion bổ sung thêm các ống kính khác. Các bạn có thể tìm ống kính mình muốn tìm hiểu trong danh sách này trước khi quyết định xem ảnh vì một bài viết có thể có vài chục ảnh nên dung lượng khá lớn.

Do khả năng của team có hạn nên nếu các bạn thấy có thể bổ sung hình ảnh của ống kính nào (Vsion chưa có hoặc các bạn có hình đẹp hơn) thì các bạn hãy liên hệ với Vsion để thêm vào danh sách.

1. Samyang 10mm F2.8 ED AS NCS CS (6 cánh)

2. Sony SEL 10-18mm f/4 OSS (14 cánh)

3. Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM (6 cánh)

4. Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM (14 cánh)

5. Sigma 10-20mm f/4-5.6 EX DC HSM (6 cánh)

6. IRIX 11mm f/4 (18 cánh)

7. Tokina AT-X PRO DX 11-16mm F/2.8 (18 cánh)

8.Voigtlander Heliar Ultra Wide-Angle 12mm f/5.6 (18 cánh)

9. Laowa Zero-D 12mm f/2.8 (14 cánh)

10. Pentax-DA SMC 12-24mm f/4 ED AL (8 cánh)

11.Olympus ED 12-40mm f/2.8 PRO (14 cánh)

12.Nikon AF 14mm f/2.8D ED (6 cánh)

13.Samyang 14mm Ultra Wide-Angle f/2.8 IF ED UMC (6 cánh)

14. Nikon AF-S NIKKOR 14-24mm f/2.8G ED (9 cánh dài + 18, 27 cánh ngắn)

15.Voigtlander Super Wide-Heliar 15mm f/4.5 Aspherical III (10 cánh)

16. IRIX 15mm f/2.4 (18 cánh)

17. Tamron SP 15-30mm f/2.8 Di VC USD (18 cánh)

18. Fujifilm XF 16mm f/1.4 R WR (18 cánh)

19.Zeiss Hologon T* 16mm f/8

20.Canon EF 16-35mm f/4L IS (18 cánh)

21.Canon EF 16-35mm f/2.8 L (14 cánh)

22.Nikon AF-S DX 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR (14 cánh dài + 14 cánh ngắn)

23.Leica Super-Elmar-M 18mm f/3.8 ASPH (18 cánh)

24.Fujifilm XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS (14 cánh)

25.Nikon AF-S DX NIKKOR 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR (7 cánh dài + 21 cánh ngắn)

26. Zeiss Loxia 21mm f/2.8 (10 cánh)

27.Voigtlander Skopar 21mm f/4 (10 cánh)

28.Canon EF 24-70mm f/4L IS (18 cánh)

29.Canon EF 24-105mm f/4L IS USM (8 cánh)

30.Sigma DG HSM 35mm f/1.4 (18 cánh)

31.Samyang 35mm f/1.4 ED AS UMC AE (8 cánh)

1. Fujifilm XF 10-24mm R OIS

2. Canon EF 11-24mm f/4L USM

3. Samyang 12mm f/2 NCS CS

4. Samyang 12mm f/2.8 ED AS NCS II Fisheye

5. Nikon AI-S 15mm f/3.5

6. PENTAX-DA SMC 15mm F4 ED AL Limited

7. Sony SEL 16mm f/2.8

8. Zenitar 16mm f/2.8 Fisheye

9. Sony Vario-Sonnar T* 16-35mm F2.8 ZA SSM III

10. Canon EF 16-35mm f/2.8L II

11. Sony Vario-Tessar T* FE 16-35mm f/4 ZA OSS

12. Canon EF 17-40mm f/4L USM

13. Canon EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM

14. Voigtlander Nokton 17.5mm f/0.95

15.Zeiss Batis FE 18mm f/2.8

16. Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED

17. Sigma 18-35mm f/1.8 DC HSM Art

18. Canon EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II

19. Nikon AF-S DX 18-55mm f/3.5-5.6G ED II

20. Sigma DG HSM Art 20mm f/1.4

21. Nikon AF-S 20mm f/1.8G ED

22. Samyang 20mm f/1.8 ED AS UMC

23. Canon EF 20mm f/2.8 USM

24. Voigtlander 21mm f/1.8 Ultron

25. Zeiss Biogon T* 21mm f/2.8

26. Fujifilm XF 23mm f/1.4 R

27. Canon EF 24mm f/1.4 L

28. Sigma DG HSM Art 24mm f/1.4

29. Canon EF 24-70mm f/2.8L

30.Voigtlander 25mm f/0.95 m4/3

31. Zeiss Batis FE 25mm f/2

32.Zeiss Loxia 35mm f/2 Biogon T*

1. Samyang 8mm f/3.5 Aspherical IF MC

2. Canon EF 8-15mm f/4L FISHEYE USM

3. Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM

4. Voigtlander HELIAR-HYPER WIDE 10mm f/5.6

5. Tamron SP AF 10-24mm f/ 3.5-4.5 DI II

6. Voigtlander Nokton 10.5mm f/0.95

7. Sigma 12-24mm F4.5-5.6 II DG HSM

8. Panasonic Lumix G X Vario 12-35mm f/2.8 ASPH. POWER H-HS12035

9. Fujifilm XF 14mm f/2.8 R

10. Zeiss Distagon T* 15mm f/2.8 ZF.2

11. Sony E PZ 16-50mm f/3.5-5.6 OSS

12. Fujifilm XF 16-55mm f/2.8 R LM WR

13. Zeiss Distagon T* 18mm f/3.5 ZF.2

14. Sony E PZ 18-105mm f/4 G OSS

15. Sony DT 18-135mm f/3.5-5.6 SAM

16. Panasonic Lumix G 20mm f/1.7 ASPH

17. Canon nFD 20mm f/2.8

18. Carl Zeiss Jena Flektogon 20mm f/2.8

19. Voigtlander Color-Skopar 20mm f/3.5

20. Samyang 21mm f/1.4 ED AS UMC CS

21. Olympus OM-System G.Zuiko Auto-W 21mm f/3.5

22. Sony Sonnar T* E 24mm f/1.8 ZA

23. Voigtlander Color-Skopar 25mm f/4

24. Sigma Art 24-35mm f/2 DG HSM

25. Sony FE 24-70mm f/4 OSS

26. Fujifilm XF 27mm f/2.8 R

27. Sony FE 28mm f/2

28. Voigtlander 35mm f/1.2 ASPH

29. Sony SEL 35mm f/1.8 OSS

30. Carl Zeiss Jena Flektogon 35mm f/2.4

31. Nikon Series-E 50mm f/1.8

32. Leica Summilux 50mm f/1.4 ASPH

33. Sigma DG HSM Art 50mm f/1.4

< còn tiếp >

Dr. Fox
Bài viết do Dr. Fox thực hiện
Nghiêm cấm đăng lại trên các website hay ấn phẩm khác
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: