Blog Post

Tại sao chúng ta hay sử dụng Filter UV cho ống kính máy ảnh?

Mar 09, 2017

Khi mua một ống kính mới, bạn rất hay được người bán hay các cửa hàng đưa ra thêm một lựa chọn: có mua kèm với UV filter hay không với một mức giá hấp dẫn hơn bình thường? Tuy nhiên, việc này có thực sự cần thiết? Những người chơi ảnh nói chung thường khá đắn đo trong quyết định tưởng chừng như đơn giản này. Trong nhiều năm qua, có khá nhiều lý do để các nhiếp ảnh gia sử dụng Filter UV, tuy nhiên, nếu như bạn chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số, các chứng minh đã cho thấy việc này là không cần thiết, trừ trường hợp muốn chống bụi lọt vào ống kính mà thôi.

Vậy chính xác thì Filter UV có thể làm được gì?

Trước hết, Filter UV có thể làm giảm lượng tia cực tím đi vào trong ống kính gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, hoặc là gây ra những hiệu ứng khó chịu khác. Trước kia, bản thân chính việc sử dụng Filter UV cũng thường ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, nhưng trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, việc này đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Bạn hãy nhìn vào bức ảnh phía trên và phía dưới đây, cá là bạn cũng sẽ khó có thể phân biệt được bức hình nào được chụp với Filter UV và bức nào không.

Các tia sáng, tia cực tím có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng ảnh. Bản thân mắt người thường cũng cảm thấy khó chịu khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, hay có ánh sáng mặt trời mạnh làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ở xung quanh. Điều tương tự cũng xảy ra với ống kính, film hay là cảm biến máy ảnh, đơn giản như vậy thôi.

Ngoài việc bảo vệ chất lượng ảnh của bạn, Filter UV có các tác dụng khác như chống bụi hay chống xước cho ống kính, hoặc là những trường hợp nghiêm trọng hơn như ví dụ dưới đây.

Đây là một đoạn video ghi lại từ vài năm trước, cầu thủ bóng chày Wil Myers đánh một quả bóng thẳng vào ống kính máy quay. Ống kính máy quay thì thường đắt hơn kha khá so với ống kính máy ảnh, như vậy nếu ống kính không được lắp filter bảo vệ ở đằng trước, chắc hẳn là nó đã tan nát không thể sửa chữa trong trường hợp này rồi.

Ống kính cổ điển

Cách đây khoảng vài chục năm, các nhiếp ảnh gia thực sự cần sử dụng Filter UV. Film là một phần vật chất hữu cơ, nó cần được bảo vệ ngay cả khi đã ở trong máy ảnh, dù chụp với tốc độ 1s hay 1/1000 đi chăng nữa. Các ống kính cổ điển hay kể cả những ống kính đời mới kỹ thuật số được sản xuất trước năm 2007 rất cần có Filter UV để bảo vệ khi chụp ảnh.

Bức ảnh trên được chụp từ máy Voigtlander Bessa R và ống kính 50mm f/1.5, sử dụng film Kodak Ektachrome. Lúc chụp ống kính không được lắp Filter UV, nếu như có Filter trên ống kính chắc chắn bức ảnh sẽ nét hơn tương đối.

Ống kính đời mới

Ống kính đời mới được sản xuất sau năm 2007 thường sẽ không cần có Filter UV khi lắp trên những thân máy ảnh kỹ thuật số. Sau năm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu làm ra những chiếc filter với vật liệu chất lượng cao, từ những loại kính và kim loại đắt tiền. Điều này bắt nguồn từ việc các lớp tráng phủ (coating) trên ống kính đời mới đã bắt đầu có khả năng lọc các tia sáng mạnh, tia cực tím gây ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, loại bỏ đi nhu cầu phải sử dụng các Filter UV như trước kia. Đây cũng là lý do tại sao, khoảng những năm 2011, ngành công nghiệp quang học đã có những bước tiến vượt bậc. Zeiss bắt đầu tạo ra những sự bùng nổ với dòng ống kính Otus, Sigma cũng rất thành công với dòng Art… sau đó đến Tokina, rồi Tamron, và tất cả những hãng sản xuất ống kính máy ảnh khác.

Như vậy, nếu như chụp với máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể không cần sử dụng Filter UV, nhưng thành thực mà nói, có thì vẫn tốt hơn là không, để chống bụi, chống xước và nhất là trong những trường hợp đánh rơi ống kính xuống đất chẳng hạn, filter sẽ chịu toàn bộ hậu quả và bảo vệ được phần kính đắt tiền của chiếc ống.

Loa che nắng cho ống kính cũng có khả năng làm được điều tương tự nhưng chỉ ở mức tương đối, nó không thể hoàn toàn loại bỏ hết được các tia ánh sáng tia cực tím ở môi trường xung quanh được.

Hãy thử xem thêm vài ví dụ.

Trên đây là bức ảnh được chụp với ống kính Zeiss Milvus đắt tiền với film Ilford Delta 400. Nét căng phải không nào?

Và trên đây là bức ảnh sử dụng cùng ống kính Zeiss Milvus với film CineStill 50D. Đây là một trong những film cho độ nét cực kỳ xuất sắc.

Còn đây là một bức ảnh chụp cũng film CineStill 50D nhưng với ống kính cổ Olympus Zuiko. Rất khác biệt, phải không? Các ống kính đời mới có sự khác biệt rõ rệt về độ nét của bức ảnh, nhưng nếu bạn là người yêu thích chất ảnh của ống kính cổ điển, thì chỉ cần gắn thêm filter UV vào cho những ống kính đó và chụp, bạn sẽ cải thiện được chất lượng ảnh thêm được một chút nữa đấy. Có một điều cần lưu ý, việc lắp Filter UV khi chụp ảnh đen trắng có lẽ không mang lại khác biệt nhiều cho lắm khi sử dụng ống kính đời mới. Còn khi sử dụng ống kính cổ điển, việc sử dụng UV Filter cũng là khá cần thiết, nhưng có lẽ với ảnh màu thì quan trọng hơn là ảnh đen trắng.

Đây là một bức ảnh được chụp với film Lomography Slide 200 X Pro, sử dụng Leica CL và ống kính 40mm f2. Ống kính Leica 40mm f2 này vốn nổi tiếng là cực kỳ nét, tuy nhiên chất film Lomography này lại cho ra bức ảnh hơi "soft" khi ống kính không được lắp Filter UV.

Còn trên đây: không filter, film đen trắng Ilford Delta 400 chụp với Konica Hexar AF. Rất nét, nét cực tốt phải không? Như vậy, bạn có cần Filter UV hay không? Nếu bạn muốn bảo vệ ống kính, CÓ! Nếu bạn sử dụng ống kính cổ điển, CÓ! Còn nếu như bạn sử dụng ống kính đời mới và đã khá hài lòng với chất lượng ảnh, thì có lẽ chỉ nên tập trung vào việc chụp mà thôi.

Bài viết gốc: thephoblographer

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: