Blog Post

Tham quan nhà máy sản xuất Leica - Khởi nguồn của những tuyệt tác

Jan 26, 2017

Một đặc tính cố hữu trong cách làm việc và tiêu chí của người Đức chính là sự chính xác: sự chú ý đến từng những chi tiết nhỏ nhặt nhất và những yêu cầu khắt khe đòi hỏi sự hoàn hảo trong việc sản xuất và cơ khí. Nhiều người cho rằng, chính sự chính xác và tiêu chí đó sẽ làm đánh mất một yếu tố làm nên một sản phẩm hoàn hảo, đó là CÁI HỒN CỦA SẢN PHẨM. Khi tham quan nhà máy sản xuất của Leica tại Wetzlar, có lẽ ấn tượng ban đầu sẽ làm cho bạn đồng tình với ý kiến trên. Trong kho chính của nhà máy, một robot có nhiệm vụ xử lý sắp xếp một loạt những nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm, là những hộp đựng kính, thuỷ tinh hay đồng lần lượt được đưa vào phòng lắp ráp. Và đây mới là nơi mà mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi.

Thay vì tiếp tục sử dụng robot, Leica có những chuyên gia đầy kinh nghiệm để xử lý các công đoạn như mài và đánh bóng kính thô. Từ đầu cho đến tận khung đoạn cuối cùng, họ sẽ kiểm soát từng phút một độ chính xác và hoàn thiện của sản phẩm mà không máy móc nào có thể thay thế được. Giám đốc Vận hành, Tiến sĩ Svetomir Stankovic cho biết: “Ai cũng có thể chế tạo ra một ống kính sắc nét, còn những chuyên gia của Leica có nhiệm vụ chế tạo ra những điều không thể đong đếm được". Kết quả đương nhiên là sự chính xác tuyệt đối, tiệm cận đến sự hoàn hảo tối đa mà con người có thể thực hiện được, nó là sự tổng hợp từ những khâu nhỏ nhặt nhất, kết quả của những người thợ chu đáo và tỉ mỉ, và chắc chắn, bao gồm cả CÁI HỒN CỦA SẢN PHẨM nữa.

Như một sự tri ân đến Leica, tất cả những bức ảnh trong bài viết này được chụp từ chiếc Medium Format của Leica, chiếc Leica S Typ 007.

Khâu đầu tiên trong việc sản xuất là một robot nhặt những nguyên liệu thô và tổng hợp thành một "gói dụng cụ" để các kỹ thuật viên sẽ sử dụng trong suốt quá trình.

Bên trái: các thấu kính chưa được cắt và đánh bóng. Đây là những nguyên liệu cơ bản nhất được sử dụng tại Wetzlar, chúng sẽ được tổng hợp và sử dụng trong một quá trình để sản xuất chiếc ống kính Noctilux-M 50mm f/0.95, một trong những ống kính xuất sắc nhất của Leica (và là một trong những ống kính đắt nhất nữa, với mức giá $10,650). Bên phải: 3 quy trình đánh bóng thấu kính aspherical của chiếc Noctilux .

Người và máy móc. Một thiết bị được sử dụng để đo độ mịn của bề mặt ống kính và người kỹ thuật viên vận hành nó.

Mặc dù Leica có những chiếc máy tối tân nhất trong việc đánh bóng các thấu kính phức tạp, đối với một số thấu kính theo thiết kế cổ điển, họ vẫn sử dụng những chiếc máy đã hơn 20 năm tuổi và tin tưởng vào khả năng của những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Đáng ngạc nhiên, quy trình gắn các thấu kính lại với nhau do chính tay những người thợ lành nghề (đã làm việc cho Leica 25 năm) làm chứ không phải là máy móc.

Một nhân viên đang sơn viền đen vào trong từng thấu kính để tránh những ánh sáng lạ lọt vào và phản chiếu khắp nơi trong ống kính.

Một nhân viên đang kiểm tra việc sử dụng thấu kính anti-reflective coating.

Thấu kính trong các thùng containers màu vàng cho biết bên trong là những vật liệu nhạy cảm, cần cẩn thận tránh các yếu tố làm hỏng thành phần quang học.

Những chiếc ống kính Noctilux-M đang đợi kiểm tra lần cuối để chuẩn bị được hoàn thiện và đóng hộp.

Với khẩu độ f/0.95, đây là một trong những ống kính khẩu lớn nhất từng được làm cho film 135, và đây cũng là đại diện của công ty để chứng minh rằng giới hạn quang học nào cũng có thể bị phá vỡ.

Bài viết gốc: gearpatrol

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: