Blog Post

"Sự cảm nhận ánh sáng" - Paolo Roversi, huyền thoại nhiếp ảnh thời trang

Mar 01, 2018

Vsion xin giới thiệu một bài phỏng vấn rất thú vị với nhiếp ảnh gia người ý Paolo Roversi, một người cực kỳ nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang (Fashion Photography) thậm chí có thể coi là huyền thoại, một đối tác quen thuộc của những cái tên danh tiếng như AP, Vogue, Elle, Harper's Bazaar hay Marie Claire. Đây là một bài phỏng vấn từ tháng 3 năm 2012, được viết bởi ký giả Diane Smyth trên British Journal of Photography và gần đây đã được tái bản lại, do những tác phẩm của Paolo Roversi vừa xuất hiện tại Photo Vogue Festival.

Lần đầu tiên người đại diện từ Mỹ của tôi đến đây, cô ấy đã nói "Tôi không thể tin được anh đã thực hiện tất cả những bức ảnh kia trong cái căn phòng bé tí này" , Paolo Roversi vừa cười vừa nhìn quanh cái không gian khiêm tốn ông đã sử dụng làm studio của mình trong hơn 3 thập kỷ qua.

Nhiếp ảnh gia người Ý hiện tại vẫn là một trong những nhiếp ảnh gia về thời trang được săn đón nhất trên thế giới, đã tạo dựng danh tiếng của mình trong suốt những năm 1980 chụp hình cho những bộ sưu tập đầy cảm hứng của các nhà thiết kế như Comme des Garçons và Yohji Yamamoto, trong một thời đại mà sự sáng tạo được phát triển tự do không giới hạn. Studio của ông chỉ là một căn phỏng nhỏ trong một tòa nhà không có gì nổi bật ở phía nam thủ đô Paris, được trang bị những chiếc ghế và những bộ chăn gối cũ kĩ. Và thực sự ông cũng không cần gì hơn thế.

Tôi biết nơi này bằng cả trái tim, ” ông chia sẻ. “ Tôi nắm rõ ánh sáng, hay cả những sự phản chiếu trên các bức tường - kể cả nếu tôi có nhắm mắt, tôi cũng cảm nhận được khi nào thì mây xuất hiện trên bầu trời. Nơi đây như phòng ngủ, cái bếp, là tất cả của tôi.

Thực tế, khi ông chuyển vào studio này vào năm 1981, nó đã dần trở thành mái ấm của ông - ông bố trí studio ở tầng 2, và sống ở tầng 3, tầng 4. Hiện tại thì ông đang sống ở một nơi khác, tuy nhiên studio này vẫn có cảm giác rất ấm cúng. Văn phòng làm việc - điều hành bởi Anna, trợ lý của ông trong 15 năm - và Buồng tối của con trai ông, thì đều ở tầng trệt, có bếp và phòng khách - kết hợp với phòng ăn ở căn bên cạnh. Ông thích tập trung mọi người lại trước khi bắt đầu một buổi chụp, cùng ngồi thưởng thức một bữa ăn và tìm hiểu những câu chuyện của nhau.

Nó giống như ở nhà vậy, ” Jules Wright của tờ The Wapping Project chia sẻ. “ Khi đến bữa ăn trưa mọi người đều xuất hiện, và bữa ăn được chuẩn bị rất tuyệt. Có hơi hướng giống một bữa ăn gia đình vậy - Paolo có một gia đình lớn, ông đã quen với điều đó, và tất cả những người làm việc trong studio của ông đều được hút vào trong cái tập thể gia đình theo cách như vậy .”

Studio này đóng một phần quan trọng vào tinh thần của các tác phẩm, ” Roversi chia sẻ. “ Nó không phải là một studio lớn và trống rỗng như một số studio ở New York; mọi người cảm thấy thoải mái ở đây nhờ sự thân mật. Họ ngay lập tức sẽ cảm thấy mình là một thành viên của cả ekip, như vậy họ sẽ có thêm tự tin. Vào mỗi buổi sáng (của một buổi chụp hình), mọi người đến từ khắp mọi nơi, mang đến những trải nghiệm khác nhau, những nguồn năng lượng, những trạng thái khác nhau, tôi thích mang tất cả những nguồn năng lượng này tập hợp lại và làm việc cùng nhau.

Đó là một sự phong phú, một thứ có thể coi là giàu có với tôi, khi luôn có tất cả những nguồn năng lượng đấy ở trong cái studio này, do vậy tôi muốn tập hợp lại và sáng tạo ra một thứ gì đó với sự phong phú ấy, hơn là nói những câu như "anh phải làm thế này, anh phải làm thế kia .”

Đó là một sự gần gũi được thể hiện rất rõ ràng thông qua những tác phẩm đầy cảm xúc của ông, có thể là những bức hình chụp cùng một số người mẫu duy nhất trong vòng nhiều năm, mang những bộ sưu tập mới nhất của những nhãn hàng hay các tạp chí danh tiếng như Vogue hay W, hoặc đôi khi là những bức ảnh chụp Nude, loại tác phẩm thể hiện tài năng, thẩm mỹ và cảm quan của Roversi theo cách tuyệt vời nhất.

Một số người mẫu thực sự là nguồn cảm hứng vô tận với tôi ,” Roversi chia sẻ. “ Có một sự liên kết giữa chúng tôi. Họ biến những giấc mơ của tôi về cái đẹp, gia đình và những sự gợi cảm trở nên chân thực và tuyệt vời nhất, do sự liên kết là rất rõ ràng và mạnh mẽ .

Khoảnh khắc quan trọng nhất là khi bạn mở màn trập máy ảnh ,” ông bổ sung. “ Nó giống như mở con tim bạn ra vậy; cái khoảnh khắc mà bạn lấy đi thứ gì đó và trao đi thứ gì đó. Tôi không thể giải thích về mặt kỹ thuật, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như bạn không sống trong cảm xúc ở những thời khắc đó, nếu như không có một nguồn năng lượng nào giữa bạn và chủ thể, bức ảnh trông sẽ thật nhàm chán .

Nhưng nếu như bạn là một nhiếp ảnh gia giỏi, mọi thứ, từ năng lượng, tinh thần, hay sự kết dính, tất cả sẽ đều phản chiếu trong bức ảnh. Tôi luôn cố gắng đưa mình vào trong các tác phẩm, nhiều hết mức có thể. Nó giống như khi bạn viết một bức thư, bạn đưa một thứ gì đó về mặt cá nhân vào trong đó. Nếu không, nó chỉ như một tấm postcard, ‘Kisses from Paris’ và không có gì khác .”

Những khoảnh khắc này chính là linh hồn và bản chất của toàn bộ những nỗ lực của Roversi trong studio, không chỉ là một căn phòng nhỏ mà ông đã làm việc trong một khoảng thời gian quá dài. Ông cũng tự tay chụp khu vực làm việc của mình và xuất bản thành cuốn sách Studio , do Steidl Dangin xuất bản vào năm 2006. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách, ông đã nói, studio này chính là " một góc tâm hồn của tôi " (corner of my mind).

Tôi đã từng đến Ấn Độ, Lapland (Phần Lan), và một số nơi khác tại Paris, nhưng chỉ có một nơi duy nhất tôi sử dụng chiếc máy ảnh của mình, đó là trong studio của tôi ,” ông nói. “ Cách chụp ảnh của tôi, nó giống như một phép trừ vậy, tập trung vào linh hồn của chủ thể. Đó là điều tôi thấy quan trọng nhất - tách biệt chủ thể hoàn toàn với thực tại. Studio này, nó giống như một rạp hát nhỏ đối với tôi, là nơi có thể cho tôi một chút không gian dành cho trí tưởng tượng, dành cho cảm xúc và cả những ảo mộng .”

Tôi nghĩ Paolo đã trôi dạt đến những miền đất khác trong tâm hồn ông ấy khi ở trong cái studio này ,” Wright cho biết. “ Có lẽ mọi người cũng đều như vậy. Nếu như bạn nhìn vào những bức ảnh về Guinevere, cô ấy đang thực sự đóng rất đạt nhiều vai khác nhau trong mỗi bức ảnh. Chiếc máy ảnh và cái chăn cũ kĩ đó hình như có tác dụng giải phóng trí tưởng tượng của tất cả mọi người .”

Sinh ra ở Ravenna, thuộc miền Đông Bắc nước Ý vào năm 1947, Roversi bắt đầu nhiếp ảnh trong một kỳ nghỉ của gia đình tại Tây Ban Nha. Khi trở về nhà, chàng trai 17 tuổi cùng với một người bạn của mình đã tự lắp đặt một phòng tối, bắt đầu tráng phim và tự rửa những bức ảnh đen trắng do chính mình chụp ra; trong vòng 10 năm tiếp theo, đã có 3 người khác nhau tạo nên sức ảnh hưởng và ấn tượng lên chàng trai Roversi đó.

Người đâu tiên là một " nhiếp ảnh gia làng ", Nevio Natali, đây là người Roversi đã theo học việc trong những năm cuối thập kỷ 60 trước khi tự mở studio của mình vào năm 1970. Tình cờ, ông đã gặp Peter Knapp, Giám đốc nghệ thuật huyền thoại của tạp chí Elle của Pháp vào năm tiếp theo, người đã mời ông đến Paris vào tháng 11 năm 1973. Và khi Roversi đặt chân đến Pháp, ông không bao giờ rời đi nữa. Đầu tiên ông làm việc cho một hãng tin, nhưng sau đó ông quyết định thử làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia khó tính khét tiếng Lawrence Sackmann.

Hầu hết các trợ lý chỉ trụ được một tuần ,” ông hồi tưởng lại trên website của mình, “ nhưng ông ấy đã dạy cho tôi mọi thứ tôi cần phải biết để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Sackmann đã cho tôi biết thế nào là sự sáng tạo .

Ông ấy luôn muốn thử những điều mới mẻ, kể cả khi ông luôn sử dụng cùng một chiếc máy ảnh và cách bố trí đèn flash. Cách tiếp cận và chuẩn bị của ông cho một buổi chụp hết sức kỷ luật, cẩn thận như quân đội. Tuy nhiên ông thường nói "Tripod và máy ảnh cần phải được cố định hoàn hảo, nhưng đôi mắt và tâm hồn của anh thì cần phải được tự do’.”

Roversi đã "chịu đựng" nhiếp ảnh gia khét tiếng người Anh trong vòng 9 tháng trước khi bắt đầu công việc riêng của mình với vài nhiệm vụ nhỏ từ ElleDepeche Mode , và sau đó, tạp chí Marie Claire đã xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên của ông về thời trang. Trong năm 1980, danh tiếng của ông đã trở nên rộng rãi và được biết đến nhiều hơn với một chiến dịch làm đẹp của Christian Dior, trong cùng năm đó, ông cũng xác định được khổ film phù hợp để trở thành cá tính và thương hiệu riêng của mình.

Phim Polaroid 8×10 được phát hành và họ đã gọi tôi đến để chụp thử trong studio,” ông chia sẻ. “Chỉ sau 10 giây, tôi đã thực sự đã chết mê .”

Ông bị thu hút bởi chất lượng của phim, và thực tế là nó cho phép ông có thể nhìn thấy ảnh của mình ngay lập tức - ông luôn luôn chia sẻ các ảnh chụp của mình với những người trong ekip, treo lên một tấm bảng. Làm việc với phim khổ lớn, cũng dẫn ông đến với chiếc máy ảnh Deardorf, chiếc máy mà ông vẫn sử dụng cho đến ngày nay.

Nó không giống một chiếc máy ảnh Thụy Sĩ chắc chắn và khỏe mạnh, tôi thấy nó thật gợi cảm với những thớ gỗ và nếp gấp của mình ,” ông cho biết. “ Rồi sau đó tôi biết đến [Irving] Penn, [Erwin] Blumenfeld; những người đều sử dụng chiếc máy này. Tôi thích sự chậm rãi, và thực tế là chiếc máy này cũng cần rất nhiều ánh sáng. Tôi có quy tắc là luôn làm việc ở khẩu độ nhỏ nhất, và tôi cực kỳ thích điều đó, không bao giờ thay đổi .

Tôi không thể giải thích về mặt kỹ thuật, nhưng khi độ phơi sáng rất dài, bức ảnh sẽ càng mãnh liệt hơn ,” ông nói thêm. “ Có một sự hiện diện mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn – trong cái thần thái, trong cái hào quang, trong đôi mắt, có một điều gì đó đặc biệt. Có thể là lúc tâm hồn đang dần chạm tới và đi vào trong đôi mắt. Đó là điều tôi học được từ những bức ảnh trước kia. Nếu bạn chụp ảnh với đèn flash, với tôi nó là sự trống rỗng. Có một sự trống rỗng hiển hiện rõ ràng trong tinh thần của người mẫu .”

Ánh sáng yêu thích của ông là ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn phía bắc trong studio của mình, thứ mà ông mà tả, " một chút bụi bặm phong sương sau một hành trình dài ", và " một thiên thần thanh bình, tinh khiết, mạnh mẽ và cực kỳ sâu sắc " trong phần giới thiệu cuốn sách Studio của ông . Ông gần như có một sự cuồng tín với ánh sáng, ông chia sẻ, do mặt trời và ánh sáng là sự bắt đầu của cuộc sống, và nhiếp ảnh thì chính xác là chúng ta " vẽ bằng ánh sáng ”.

Nếu như ông sử dụng ánh sáng nhân tạo, ông sẽ ưu tiên lựa chọn nguồn sáng liên tục như HMI, hoặc sử dụng thiết bị cầm tay như Mag-Lite, làm việc hoàn toàn trong bóng tối và sử dụng những thiết bị này để chiếu sáng phần nào đó của chủ thể. Ông thích những ngọn đuốc, vì chúng không thể đoán trước được, Mũi ông nhăn lại khi ông mô tả một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã gắn chặt một cái đèn flash xuống sàn studio.

Nó trái ngược hoàn toàn với tôi ", ông chia sẻ, " Bạn có thể tưởng tượng ra nếu tôi gắn chết ánh sáng hay không? Ánh sáng là cái gì đó tồn tại, sống động, nó luôn thay đổi. Tôi có niềm tin của bản thân vào ánh sáng. Nadar đã từng nói một điều rất quan trọng với tôi. Ông nói: Rất dễ để học chụp ảnh. Nhưng điều khó hơn là học có cảm xúc và cảm nhận với ánh sáng’. ‘Le sentiment de la lumiére ’ – Tôi cực kỳ thích quan điểm này.

Nadar cũng nói rằng cái mà ông tìm kiếm là sự tương đồng. Tất cả về nhiếp ảnh của tôi cũng về hai thứ này - không chỉ là bề mặt, mà còn là cái gì đó sâu hơn thế. Nadar rất quan trọng với tôi trong hai quan điểm này .”

Có lẽ không ngạc nhiên lắm, khi khổ phim 8×10 không phải là chiếc máy duy nhất của Roversi – ông cũng có một vài tên tuổi nổi tiếng khác như một chiếc Leica, một chiếc 6×6 Rolleiflex, một chiếc 6×9 Alpa và một chiếc Holga, và cũng bắt đấu sử dụng cả máy ảnh số nữa. Nhưng mặc dù ông không có "sự kỳ thị với máy số", ông thực sự gặp khó khăn với những thứ mà theo ông là trái tự nhiên. “Nó không phải là chiếc máy ảnh thay đổi cách nhìn của tôi, nhưng như tôi luôn nói, nhiếp ảnh không chỉ bao gồm cái nhìn, mà nó là tổng hòa của cả năm giác quan - thị giác, khướu giác, vị giác, tất cả mọi thứ.

Tôi thực sự có vấn đề với máy số, do tôi không thể "nhìn" được cái gì cả. Tất cả những bức ảnh chỉ là các con số hiển thị trên một cái màn hình - bạn không chạm được vào chúng, bạn không ngửi được chúng. Phải thừa nhận là tôi khá "truyền thống" trong vấn đề này, hay còn gọi là cổ lỗ. Nhưng với tôi, nhiếp ảnh không phải chỉ là một bức ảnh hiển thị trên màn hình, nó là một sự vật, một định dạng mà bạn có thể bỏ vào trong túi, trong ví hay trong album của gia đình .”

Ngược lại, chụp phim với Polaroid thật sự rất gợi cảm, ông nói, từ mùi vị của phim đến việc lột bỏ lớp phim đằng sau để xem ảnh. Trong bản đặc biệt của cuốn Studio ông đã cố gắng mô tả lại trải nghiệm này, các bức ảnh đều được đặt ở các trang giấy gập màu đen để người đọc phải mở ra.

Roversi cũng thích thú với việc mỗi tấm Polaroid đều là độc nhất, và cười khi cho biết là các bức ảnh của ông đều có một cái lỗ ở gần đầu, do ông đều ghim chúng vào trong mỗi lần chụp của mình. Ông cũng rất "đau khổ" khi Polaroid ngừng sản xuất và giờ ông chỉ còn có vài hộp phim, ông cho biết có lẽ trong tương lai ông sẽ phải dùng các phim 8×10 thông thường khác.

" Nó khác biệt hoàn toàn - Tôi đã quen với việc nhìn thấy ảnh luôn rồi ,” ông nói thêm. “ Tôi nhớ lần đầu tiên có một nhóm xài máy ảnh số gặp tôi và chia sẻ cách hoạt động của máy như thế nào, tôi đã hỏi điều quan trọng nhất khi sử dụng máy số là gì. Họ trả lời "Ông có thể nhìn thấy ảnh ngay!" và rồi tôi nói, "Anh biết anh đang nói chuyện với ai không?! ’”

Mặc dù vậy, ông không bao giờ xử lý ảnh ngay trong ngày chụp, ông thích để cho chúng "nghỉ ngơi" ít nhất là một đêm, rồi mới nhìn lại chúng lần nữa. Cũng đôi lần điều đó không hay cho lắm, có những bức ảnh ông rất thích khi nhìn thấy lần đầu nhưng khi nhìn lại thì không thấy có giá trị gì cả. Cũng có đôi lần một vài bức ảnh ông không để ý lắm khi chụp lại đột nhiên trở nên thú vị. Mỗi bức ảnh đều có một cuộc sống riêng - ông nói, cũng giống như giọt nước trôi vào trong một dòng suối vậy, một vài giọt thì biến mất chỉ sau ba tảng đá, một số khác thì đi mãi, trở thành sông rồi trôi ra biển”.

Bức ảnh nổi tiếng nhất của ông có lẽ là bức chụp Natalia Vodianova, nhưng trong cuốn Studio có một bức ảnh này cũng với nhiều bức ảnh khác được treo trên bảng, còn khi triển lãm ông lại sử dụng một phiên bản khác của nó. “ Một bức ảnh sẽ có những ý nghĩa khác nhau theo cách bạn sử dụng nó. Nó rất khác khi bạn lại một bức ảnh trong tạp chí và lại đi trưng bày nó trong một buổi triển lãm.

Roversi nói ông luôn để ý đến hoàn cảnh mà ông đang chụp - nếu như ông đang chụp cho Italian Vogue ông sẽ để ý đến việc đăng ký để xuất bản, còn nếu như ông đang làm việc cho một nhà thiết kế, ông sẽ để ý hơn đến người phụ nữ và việc lựa chọn các bộ quần áo. Ông nói rằng, tất cả những bức ảnh ông chụp ông đều coi là chân dung, bất kể bối cảnh là gì, và ông có đang chụp "người thật" hay không.

Thời trang là về tâm trạng, tinh thần hoặc thái độ mà người mẫu đang cố gắng biểu lộ, tuy nhiên một bức ảnh là một bức chân dung của ảo ảnh mà chúng ta đang cố gắng tạo ra. Còn ảnh khỏa thân thì chỉ về một con người và cơ thể của cô ấy, nó mang tính thân mật hơn, nhưng cũng không quá khác biệt ."

Với tôi, nó luôn luôn là ảnh chân dung - Nếu tôi chụp một cái cốc, nó là chân dung của cái cốc; nếu tôi chụp một ấm trà, nó là chân dung của ấm trà. Nó luôn luôn là chân dung, luôn là một mối quan hệ giữa tôi và chủ thể của mình .”

Để tìm hiểu thêm về Paolo Roversi và những tác phẩm tuyệt vời của ông, bạn có thể truy cập 2 link dưới đây:

  1. Website của Paolo Roversi
  2. Artandcommerce.com

Nguồn: bjp-online.com

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được biên dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: