Blog Post

Quá trình hậu kỳ file RAW của Olympus

Jan 07, 2017

Chắc hẳn cái tên Robin Wong là không quá xa lạ với cộng đồng chơi Micro Four Thirds (M43) nói chung và Olympus nói riêng. Là một nhân viên của Olympus, Robin Wong luôn có các bài đánh giá về sản phẩm của Olympus rất hay và chi tiết. Hơn nữa, Robin cũng thu hút người xem bằng những bức ảnh rất đẹp của mình. Những bức ảnh của Robin Wong có màu sắc rất chân thực và đặc biệt là có độ nét rất tốt, cho thấy rõ những điểm mạnh của Olympus về khả năng tái tạo chi tiết. Trong một bài blog trên website của anh, Robin đã chia sẻ qua cách anh thường hậu kỳ các file RAW từ Olympus như thế nào. Bạn có thể theo dõi qua video dưới đây:

Bạn có thể thấy Robin Wong đã sử dụng các bức sau:

1) Sử dụng Olympus Viewer 3 để chuyển file RAW của Olympus (file có đuôi .orf) sang JPEG.

Lý do chính khi sử dụng Olympus Viewer 3 được Robin giải thích là có thể tái tạo lại được file Olympus JPEG tốt nhất, giữ được những màu sắc đặc trưng của Olympus. Hơn nữa, Olympus JPEG engine cũng tái tạo lại chi tiết trên ảnh rất tốt, tốt nhất trong tất cả các phần mềm anh từng sử dụng. Robin đã từng thử Lightroom và Photoshop nhưng không thể tái tạo lại được màu da người và màu sắc đặc trưng của Olympus, cũng như những chi tiết tuyệt vời mà file RAW của Olympus có thể mang lại.

2) Chỉnh sửa rất nhẹ khi cần thiết về: độ phơi sáng, white balance, gradation và noise filter.

Nếu như bức ảnh thiếu sáng, Robin sẽ thêm vào một chút ánh sáng cho đến khi có được độ phơi sáng khá cân bằng. Và nếu như bức ảnh được chụp tại ISO cao (3200), Noise Filter sẽ được đặt là "standard".

3) Sử dụng Snapseed (PC Desktop version) để xử lý file đen trắng (Black and White).

Sử dụng chế độ "drama" hoặc "high Contrast B&W".

4) Sử dụng ACDsee7 để hậu kỳ thêm với ảnh, chủ yếu về độ tương phản và một số kênh màu nhất định.

5) Sử dụng Picasa để quản lý ảnh, và resize lại một loạt dễ dàng trước khi upload lên Google+, kết nối được với Google's Blogger, là công cụ Robin sử dụng để xây dựng trang web của mình.

6) Các bức ảnh được resize lại trước khi upload.

Bước này rất quan trọng, KHÔNG BAO GIỜ upload file ảnh với kích cỡ gốc để đưa lên web. Trong video, bạn sẽ thấy lúc đầu Robin upload file ảnh với kích cỡ gốc và anh đã mất rất nhiều thời gian cho việc đó. Để cho lên website, Robin resize lại ảnh xuống còn kích cỡ 1200 cho chiều ngang và không sử dụng thêm bất cứ một photo hosting nào khác. Bằng cách này, Robin cho rằng anh đã giữ được chất lượng ảnh cần thiết và không bị ảnh hưởng nhiều về chất lượng khi đưa lên website của mình.

7) Tốc độ và hiệu quả là ưu tiên số 1

Thông thường Robin sẽ mất tầm một tiếng đồng hồ để chuyển ảnh từ thẻ nhớ lên máy tính, lựa chọn khoảng 10-20 bức để hậu kỳ hoàn chỉnh và chuẩn bị để đưa lên website. Sau đó Robin mất thêm khoảng nửa tiêngs đồng hồ để viết bài trên web. Thường tất cả sẽ mất khoảng 2h đồng hồ cho 1 bài viết, khoảng 1h nếu như nội dung bài viết ngắn.

8) Những bức ảnh này không phù hợp để in

Cách thức xử lý file của Robin chỉ thích hợp để chia sẻ lên web. Robin chia sẻ, với cách này, anh có thể xử lý ảnh rất nhanh. Robin không mất quá nhiều thời gian hậu kỳ cho một bức ảnh mà chỉ quan tâm xem làm thế nào đưa nội dung lên trang web một cách nhanh nhất có thể mà thôi. Nên nếu bạn muốn in ảnh ra, thì đừng xử lý máy móc rập khuôn theo Robin. Đừng resize kích cỡ ảnh!

Xin hãy lưu ý rằng, đây là cách xử lý và hậu kỳ của cá nhân Robin Wong. Có thể một số người thích, nhưng cũng sẽ có những người không hợp với phong cách của anh. Đây là một video, một ví dụ để tham khảo về cách xử lý file RAW của Olympus. Nó không có nghĩa là bạn bắt buộc phải theo khi sử dụng Olympus. Mọi thứ luôn chỉ là tương đối và cần chúng ta phải tham khảo kỹ lưỡng, đúng không nào?


Nguồn: robinwong

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: