Blog Post

Bạn sẽ mất khả năng "xoá phông" ra sao khi không sử dụng Fullframe?

Dec 31, 2016

Bất kỳ ai khi đã lún sâu vào sự nghiệp "chơi ảnh" chắc hẳn đều đã nghe đến lợi ích khi sử dụng máy ảnh và cảm biến "Fullframe". Ảnh nét hơn, noise ít hơn và dof mỏng hơn và dễ có chủ thể bức ảnh được tách bạch và có hiệu ứng 3D hơn là những điều chúng ta vẫn luôn được nghe thấy khi sử dụng cảm biến Fullframe. Tuy nhiên, nếu cam kết và sử dụng hệ sinh thái Fullframe, bạn sẽ phải làm quen với những điều sau: cân nặng, ống kính không nhỏ, màn trập kêu to... những điều mà các hệ cảm biến nhỏ hơn như APS-C sẽ ít khi gặp phải.

Với sự phát triển của hệ sinh thái APS-C như thời điểm hiện tại, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống Fujifilm, được đánh giá là có cảm biến APS-C tốt nhất, sự khác biệt giữa cảm biến Fullframe và cảm biến APS-C của Fujifilm sẽ rõ ràng như thế nào. Nhiều bài đánh giá đã chứng minh, sự khác biệt về độ nét và khả năng khử noise trong một bức ảnh là không quá đáng kể với những công nghệ tại thời điểm hiện tại, vậy sự khác biệt về khả năng xoá phông sẽ như thế nào khi chuyển từ Fullframe xuống APS-C?

KHÁC BIỆT TRÊN LÝ THUYẾT

Cảm biến Fullframe có kích cỡ 24x36mm, cảm biến APS-C có kích cỡ 16x24mm. Như vậy, cảm biến APS-C bằng 43% so với Fullframe. Khác biệt vật lý như vậy sẽ có ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (DOF), và cả góc nhìn của ống kính trên cảm biến APS-C cũng sẽ bị chuyển đổi tương ứng với hệ số nhân bằng 1.5x.

Sự khác biệt về kích cỡ cảm biến sẽ thể hiện rõ nhất ở khoảng nét trong bức ảnh và kích cỡ bokeh ở vùng out nét của bức ảnh. Khi ta so sánh thân máy Fuji với ống kính 56mm f/1.2, so và máy full-frame Canon cùng ống kính có góc nhìn tương tự 85mm f/1.2 L, khi chụp ở khẩu f/1.2, từ cùng một vị trí thì khác biệt lớn nhất chính là DOF.

Như bạn có thể thấy từ ví dụ phía trên (sử dụng http://www.dofmaster.com/dofjs.html ), ống kính Fuji + 56mm f/1.2 có độ sâu trường ảnh vào khoảng 0.45 ft (0.13 m), trong khi ở Canon là 0.29 ft (0.08m). Điều này có nghĩa rằng, Canon sẽ có khả năng tách bạch chủ thể rõ ràng hơn, mọi thứ nằm ngoài vùng nét sẽ có độ chuyển mềm hơn và có bokeh lớn hơn.

Khi so sánh Fuji 56mm @f.1.2 với ống kính Nikon 85mm tại f/1.8, độ sâu trường ảnh là hoàn toàn tương đồng (0.45 ft vs 0.44 ft). Như vậy bạn có thể thấy rõ cách quy đổi về khẩu độ giữa 2 hệ cảm biến Full frame và APS-C (f/1.8 = f/1.2 x 1.5). F/1.2 là một trường hợp hơi ngoại lệ một chút, thường chúng ta hay nói đến ⅓ stop thay đổi về khẩu độ (1.4, 1.6, 1.8, 2...), f/1.2 là 1/2 stop thay đổi . Để có thể tạo được DOF tương đương với Full frame, APS-C sẽ cần phải có khẩu độ lớn hơn 1 stop so với Full frame. Ví dụ, để tạo được DOF tương đương với ống kính 85 f/2.8 trên Full frame, APS-C sẽ cần chụp với ống kính 56mm f/2.

KHÁC BIỆT TRÊN THỰC TẾ

Về mặt lý thuyết có rất nhiều cách để giải thích về sự khác biệt giữa 2 hệ cảm biến, nhưng trên thực tế, khác biệt đó sẽ thể hiện rõ trên ảnh như thế nào. Bức ảnh dưới đây sử dụng Nikon 50mm f/1.4 và ống kính Fuji 35mm f/1.4 (tương đương 52mm trên Full frame). Cả 2 được chụp tại f/1.4, vị trí camera và chủ thể được cố định. Ảnh chụp từ Fuji sẽ hơi khác một chút do 2mm khác biệt về tiêu cự.

Sự khác biệt là rất nhỏ, phải không nào? Bức ảnh từ Full frame có hậu cảnh mềm mại hơn, khác biệt về kích cỡ bokeh cũng không lớn. Ngoài ra, bản thân các chi tiết trên người mẫu cũng bị ảnh hưởng do hiệu ứng từ Fullframe, có một số chi tiết trên mẫu nằm trong vùng out net. Về tổng thể thì bức ảnh từ Fuji nhìn hấp dẫn hơn, do có một sự cân bằng về việc tách bạch chủ thể và vẫn giữ được một khoảng nét hợp lý.

Bức ảnh phía trên có một hậu cảnh tương đối rối mắt, vậy sự khác biệt trong trường hợp hậu cảnh đơn giản hơn thì sao. Ví dụ dưới đây được chụp giữa 2 ống kính Fuji 56mm f/1.2 và Canon 85mm f/1.2 tại khẩu lớn nhất. Camera, chủ thể đều được đặt cùng một vị trí, và như các bạn có thể thấy, mọi thứ đều rất tương đồng. Ở trong bức ảnh thứ 2 được chụp từ Canon, kích cỡ bokeh của Fuji được khoanh tròn để so sánh với bokeh từ Canon, thể hiện ưu thế từ Full frame trong trường hợp này.

KẾT LUẬN

Sự khác biệt về DOF là không quá rõ ràng trừ phi bạn sử dụng những ống kính có tiêu cự lớn. Cảm biến APS-C và hệ thống ống kính của Fuji hiện tại có thừa khả năng chụp được những bức ảnh có bokeh rất đẹp. Bạn vẫn có thể tăng khả năng của hệ APS-C theo nhiều cách, ví dụ như giảm khoảng cách từ camera đến chủ thể chả hạn. Full frame sẽ luôn chiến thắng khi so sánh về bokeh, nhưng đó không phải là tất cả những gì cần có trong một bức ảnh. Đôi khi DOF dày hơn lại luôn có ưu thế. Bạn sẽ không phải khép khẩu đồng thời giảm tốc độ chụp để giữ cho toàn bộ chủ thể của mình nằm trong vùng nét. Đặc biệt đối với nhiếp ảnh đường phố khi tốc độ luôn là yếu tố tối quan trọng. Mỗi hệ đều có một thế mạnh của riêng mình, hãy đừng để ý nghĩ về cảm biến nhỏ ảnh hưởng đến sức sáng tạo vô biên của bạn.


Bài viết gốc: fujilove

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: