Blog Post

Độ sâu trường ảnh DOF và quy đổi tương đương ống kính (FilmmakerIQ.com)

Jul 25, 2017

Tiếp theo video đầu tiên về Lịch sử phát triển và cơ sở khoa học của ống kính máy ảnh và video thứ hai về Các đặc điểm của ống kính máy ảnh , trong video này John Hess của FilmmakerIQ.com sẽ có một bài giảng về hai vấn đề mà ngày nay những người yêu nhiếp ảnh vẫn hay tranh cãi với nhau: độ sâu trường ảnh và quy đổi tương đương ống kính giữa các hệ máy có cảm biến kích thước khác nhau. Lâu nay những người đam mê nhiếp ảnh rất dễ tranh cãi với nhau về những vấn đề như DOF ở trường hợp nào mỏng hơn, hay khi quy đổi tương đương ống kính giữa các hệ máy khác nhau thì chúng ta cần tính tới các yếu tố nào. Hy vọng bài giảng sẽ giúp các bạn hiểu được chính xác các vấn đề này.

Những khái niệm mà các bạn sẽ được làm quen trong video này bao gồm:

  • Depth of field : độ sâu trường ảnh , được định nghĩa là khoảng cách phía trước và phía sau mặt phẳng nét mà có độ nét "chấp nhận được"
  • Depth of focus : độ sâu tiêu cự , được định nghĩa là khoảng cách phía sau ống kính mà bạn có thể di chuyển cảm biến để ảnh vẫn được coi là nét.
  • Nodal point : tiêu điểm của ống kính , hay còn được gọi là Entrance pupil , là một vị trí trong ống kính khi các tia sáng đi vào ống kính hội tụ lại.
  • Light cone: nón ánh sáng . Đây là tập hợp các tia sáng sau khi đi qua thấu kính / ống kính hội tụ lại và tạo thành hình nón với vị trí trên chóp chỉ là một điểm nét hội tụ duy nhất.
  • Circle of Confusion : chúng tôi tạm dịch là Vòng tròn không rõ ràng , nhưng cách tốt nhất là chúng ta dùng tên viết tắt CoC . Về hiện tượng, CoC là vòng tròn xuất hiện trên bề mặt nhận hình ảnh (sensor) khi nón ánh sáng cắt bề mặt nhận hình ảnh, và khi vị trí tiếp xúc chỉ tạo một điểm sáng thì gọi là nét (như trong hình dưới). CoC dùng để xác định DOF, nó quy định kích thước nhỏ nhất của vòng tròn này để có thể phân biệt nó với 1 điểm sáng duy nhất, hay nói cách khác là vòng tròn nhỏ hơn giá trị CoC sẽ đều được nhận biết như một điểm sáng có kích thước bằng nhau.
  • Crop factor : hệ số crop hay hệ số cắt hình . Đây là tỷ lệ giữa đường chéo cảm biến full frame chia cho đường chéo loại cảm biến đang xét tới. Ví dụ như máy crop APS-C của Canon có crop factor 1.6, nghĩa là đường chéo sensor full frame sẽ dài hơn đường chéo sensor này 1.6 lần.

Trong video có một nội dung không chính xác mà sau đó đã được sửa trong ghi chú: khi quy đổi tương đương giữa máy ảnh full frame và crop, giá trị ISO của máy crop phải nhân với bình phương crop factor thay vì chỉ nhân với crop factor, vì giá trị ISO được tính trên toàn bộ diện tích cảm biến/sensor, tức là không gian hai chiều.

Nếu khi bật video không thấy hiện phụ đề tiếng Việt, các bạn có thể click vào phần CC ở bên phải phía dưới video (trên thiết bị di động) hoặc vào phần setting có ký hiệu HD (nếu dùng desktop hay laptop) và chọn Vietnamese.

Dr. Fox
Phụ đề được dịch bởi Dr. Fox (Lê Minh)

Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: