Blog Post

Fuji X-Pro 2 vs. Sony A7 II: So sánh khả năng khử noise

Mar 28, 2017

Fuji X-Pro 2 là chiếc máy đầu tiên của Fujifilm có cảm biến CMOS Xtrans thế hệ III, với độ phân giải lên đến 24 Megapixel. Cảm biến mới được quảng bá và công bố là đã cải thiện khả năng khử noise khi chụp với ISO cao so với các thế hệ trước, mặc dù độ phân giải đã tăng lên 50% (24mp vs 16mp). Trong bài viết này, tác giả đã so sánh khả năng khử noise của Fuji với một chiếc máy fullframe nổi tiếng với cùng độ phân giải 24mp trên cảm biến, Sony A7 mark II.

Fuji X-Pro 2 và Sony A7 II

BÀI TEST

Trong bài test này, chúng ta sẽ cùng xem khả năng của X-Pro 2 đến đâu khi so sánh với một chiếc máy fullframe xuất sắc thực sự. Mặc dù khả năng của A7 II chưa thể so sánh với A7R II, nhưng so với những chiếc Canon hay Nikon có cùng độ phân giải thì A7II cũng làm rất tốt và có phần vượt trội về mặt khử noise.

Khung cảnh bài test – X-Pro 2 @ ISO 25,600

Rất nhiều người đánh giá Fujifilm có một hệ thước đo ISO khác với những hãng sản xuất còn lại như Sony, Canon hay Nikon. Bạn thường hay nghe thấy thước đo ISO của Fuji thấp hơn 1 stop so với những hãng còn lại, một số thì cho rằng chỉ thấp hơn 1/2 stop thôi. Có nghĩa là, nếu như Fuji hiện ISO là 3200 trên máy, thì với cùng một thông số khẩu và tốc, để đạt độ sáng như của Fuji thì các máy khác phải set ISO là 6400. Đấy là ý kiến của khá nhiều người chơi được đưa lên và tranh luận trên mạng. Để kiểm chứng việc này, tác giả đã sử dụng cùng một ống kính trên cả 2 máy, là chiếc Canon FD 50mm f/1.4. Chụp tại f/2.8, ISO 200, 1/2 second. Sau đó tác giả đã so sánh file RAW của cả 2 máy trên Lightroom, và tăng độ sáng trên file Fuji lên cho đến khi giá trị của các phần trắng, xám và đen tương đồng với giá trị của file Sony. Với 2 chiếc máy này, sự chênh lệch đo được chính xác là 0.60 stop.

Cảm biến của X-Pro 2, giống như rất nhiều chiếc máy hiện tại, được cho là cảm biến ISOless. Điều này có nghĩa là, nếu như một bức ảnh RAW bị chụp thiếu sáng, sau đó được tăng sáng lên trong các phần mềm hậu kỳ thì sẽ có kết quả hệt như được chụp tại các giá trị ISO cao hơn nếu như các thông số đo sáng là chính xác. Giải thích thêm một chút, nếu như bạn chụp ở ISO 200 và thiếu sáng, bạn xử lý trên Lightroom hay PTS bằng cách tăng sáng lên 2 stop thì bức ảnh sẽ giống như được chụp ở ISO 800 vậy. Để so sánh 2 chiếc máy này, tác giả chụp với cùng một thông số phơi sáng, bắt đầu với 1 giây, f/5, ISO 200, sau đó tăng thời gian màn trập lên 1 stop và tăng ISO lên 1 stop (1/2s, ISO 400, 1/4s, ISO 800, và cứ tiếp tục như vậy) cho đến gần hết dải ISO. Sau đó tất cả các file Fuji đều được tăng thêm 0.6 stop trên Lightroom để có cùng độ sáng với file Sony.

Sony được chụp với ống kính Sony Zeiss FE 55mm f/1.8, X-Pro2 được chụp với Fuji 35mm f/2 WR. Khung hình được chỉnh lại đôi chút để cân bằng giữa 2 góc nhìn do tiêu cự của 2 ống kính là khác nhau.

KẾT QUẢ

Ảnh crop 100% được đưa ra từ cả 2 máy, ở ngay trung tâm bức ảnh (bức vẽ bảo tàng Guggenheim), và 2 cột màu để kiểm tra color noise, mid-tone và shadow. Mời bạn click vào bức ảnh để có thể xem được chi tiết hơn.

100% Crops – X-Pro 2 và A7 II @ ISO 200 cho đến 25,600

Khi nhìn vào bức ảnh phía trên, chắc chắn ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là, hầu như khó nhận ra được sự khác biệt từ cả 2 máy. Kết quả cho ra rất giống nhau, tại những giá trị ISO thấp, số lượng chi tiết trong từng ảnh, Sony chỉ có một chút rất nhỏ lợi thế ở đây thôi. Sự khác biệt có lẽ nhìn rõ nhất bắt đầu từ ISO 3200, Sony có cấu trúc grain nhìn dễ chịu hơn và giữ được chi tiết tốt hơn. Cả 2 chiếc máy đều giữ được chi tiết tốt cho đến tận ISO 12,800, và Fuji bắt đầu bị mất chi tiết tại ISO 25,600. Từ ISO 6400 trở xuống, kết quả thực sự rất sát sao… có lẽ sự chênh lệch chỉ nằm trong khoảng 1/3 stop hoặc ít hơn. Tại ISO 12,800 và 25,600, sự khác biệt mới rõ ràng, nhưng vẫn ít hơn 1 stop, cho thấy X-Pro 2 thực sự có hiệu năng rất tốt.

Tuy nhiên, ảnh crop ở trên chưa thể hiện hết toàn bộ hiệu năng của 2 máy ở ISO cao. Mặc dù độ trung thực và bảo đảm màu sắc của cả 2 là rất tốt khi tăng ISO, màu sắc của X-Pro 2 vẫn cho thấy sự trung lập ổn định và không bị colorcast. Nếu nhìn vào vùng shadow và background ở phía sau, X-Pro 2 không có hiện tượng banding.

X-Pro 2 @ ISO 25,600

Còn nếu bạn nhìn vào bức ảnh từ Sony tại ISO 25,600 bên dưới, khu vực background và shadow có hiện tượng banding tương đối rõ, và cả một chút colorcast màu tím nữa. Nếu như nhìn vào toàn cảnh 2 bức ảnh, mặc dù khu vực highlight Sony thể hiện tốt hơn với ít noise hơn, nhưng có lẽ nhiều người sẽ vẫn lựa chọn X-Pro 2 có bức ảnh đẹp hơn trong trường hợp này.

Sony A7 II @ ISO 25,600

Kết quả ở trên cho thấy, cảm biến APS-C mới của Fuji thực sự đã cải thiện cực tốt. Fuji đã nỗ lực rất hiệu quả!


So sánh với Fuji X-T1

Fuji đã quảng bá rằng, X-Pro 2 đã cải thiện khả năng khử noise rất nhiều nếu so sánh với các máy ở thế hệ trước. Vậy thực sự thì sự khác biệt có rõ ràng hay không?

Tác giả chụp X-T1 tại cùng thời điểm, cùng thông số và cùng phương pháp tăng 0.6 stop giống như với X-Pro 2. Do X-T1 không lưu file RAW tại ISO 12,800 và 25,600, tác giả đã chụp thiếu sáng tại ISO 6400 rồi tăng sáng tương ứng 1 và 2 stop. Để cân bằng về độ phân giải, file X Pro 2 cũng được resize để bằng cảm biến 16mp của X-T1. Kết quả được thể hiện dưới đây, từ ISO 3200 trở đi, ISO thấp hơn thì không có gì khác biệt.

Fuji X-Pro 2 vs. X-T1, 100% Crops

Sự khác biệt là có, nhưng không nhiều, đặc biệt tại ISO 3200 và 6400, sự khác biệt là không đáng kể và cũng khó nhận ra. Độ phân giải của X-Pro 2 cho thấy chi tiết tốt hơn tại các giá trị ISO này, nhưng khả năng khử noise thì phải nói là khá tương đồng. Sự cải thiện chỉ được nhìn thấy rõ ở ISO 12,800 và 25,600, chi tiết tốt hơn và khử noise cũng dễ chịu hơn. Theo tác giả đánh giá, sự khác biệt chỉ khoảng 0.5 stop tại ISO 25,600 và khoảng 1/3 stop tại ISO 12,800. Tin tốt là việc tăng độ phân giải của X-Pro 2 không ảnh hưởng đến khả năng khử noise, nhưng sự khác biệt không quá nhiều như Fuji đã công bố.


Đây chỉ là một bài test nhỏ, không mang quá nhiều giá trị nhưng cũng cho thấy cảm biến của X-Pro 2 thực sự rất tốt. Ý kiến của bạn thì sao?


Bài viết gốc: admiringlight

N.Đ.Phan (P.N.)
Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: