Blog Post

Số lá khẩu trong ống kính

Oct 13, 2017

Ngày nay khá nhiều người mới tập sử dụng máy ảnh với ống kính AF có thể ngạc nhiên khi nhắc tới khái niệm lỗ khẩu hay lá khẩu, và khái niệm khẩu độ chỉ thể hiện bằng con số có thể điều chỉnh trên máy ảnh. Lý do là hiện nay máy ảnh đã được thiết kế để người dùng không phải điều chỉnh khẩu độ bằng tay thông qua cơ chế cơ học nữa (tuy nhiên vẫn có những loại ống kính cho phép điều khiển vòng khẩu độ mặc dù nó được điều khiển điện) và lá khẩu chỉ đóng rất nhanh khi chụp ảnh. Vì thế nên nếu các bạn không để ý, cũng dễ hiểu khi các bạn chưa từng nhìn thấy hình dạng cái lỗ khẩu nó ra làm sao.

Vai trò của lỗ khẩu là một vị trí trong ống kính có thể điều khiển diện tích thông qua việc đóng, mở các lá khẩu và thay đổi lượng ánh sáng đi qua ống kính, từ đó giúp bạn điều chỉnh độ sâu trường ảnh, độ nét, mức độ sáng của hình. Trong thời kỳ ống kính chưa có hệ thống motor điều khiển lấy nét tự động thì các ống kính nhiếp ảnh đều có vòng khẩu độ nằm trước hoặc nằm sau vòng lấy nét để giúp bạn điều chỉnh giá trị f-stop. Do việc điều chỉnh khẩu độ hoàn toàn là cơ học nên một thao tác quan trọng khi dùng máy film để lấy nét là bạn mở vòng khẩu độ ra hết cỡ để lấy nhiều ánh sáng nhất có thể (nếu không viewfinder sẽ tối), sau đó lấy nét vào điểm mong muốn rồi mới hạ vòng khẩu độ này xuống giá trị f-stop bạn cần để chụp. Để phục vụ cho nhu cầu này, nhiều ống kính lấy nét tay (MF) có thêm một vòng khẩu độ nữa, có tác dụng giới hạn vòng khẩu độ thứ hai. Đây gọi là các ống kính pre-set (xác lập trước) mà khi sử dụng bạn cần chỉnh một vòng khẩu độ đến giá trị mong muốn, sau đó vặn vòng khẩu độ thứ hai di chuyển rất nhanh giữa vị trí mở khẩu độ lớn nhất và vị trí bạn đã xác lập trước mà không cần phải nhìn lại thân ống kính.

Phần lớn các loại lỗ khẩu chỉ phân biệt nhau ở số lượng lá khẩu, hình dạng lỗ khẩu (dạng đa giác, dạng tròn hay tạo hình dạng đặc biệt). Như trong các bài viết trước của Vsion, các bạn đã biết rằng số lượng lá khẩu và hình dạng lỗ khẩu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính bokehkhả năng tạo tia của ống kính, ví dụ như lỗ khẩu nhiều lá khấu, dạng tròn thì sẽ tạo bokeh tròn ở mọi khẩu độ (được ưa thích trong chụp chân dung), trong khi lỗ khẩu ít lá khẩu, đa giác sẽ tạo tia sắc nét, ít cạnh hơn (được ưa thích trong chụp cảnh). Với sự phát triển của máy ảnh lấy nét tự động, cách chế tạo ống kính cũng thay đổi nhiều, trong đó phải kể đến số lượng lá khẩu được giảm xuống chỉ ở khoảng 5-9 lá khẩu và chất liệu làm lá khẩu được thay từ kim loại sang các loại vật liệu plastic cứng và nhẹ khác để giảm giá thành và giảm năng lượng cần thiết để điều khiển đóng, mở các lá khẩu.

Ống kính hiện đang giữ kỷ lục về số lá khẩu ít nhấtZenitar-ME1 50mm f/1.7 với thiết kế chỉ có 2 lá khẩu và tạo dạng lỗ khẩu hình vuông khi khép khẩu độ xuống f/2.8 hoặc sâu hơn. Ống kính này có ngàm M42, vốn được sản xuất dành cho máy chụp film Zenit-18 và ngày nay các bạn có thể dễ dàng sử dụng với ngàm chuyển phù hợp.

Còn vô địch có số lá khẩu nhiều nhất hiện giờ đang thuộc về ống kính large format Schneider Xenar 240mm f/3.5 với 30 lá khẩu ! Số lá khẩu này đảm bảo là bokeh sẽ tròn vo ở bất cứ khẩu độ nào. Trong list dưới đây các bạn sẽ thấy là phần lớn những ống kính có số lá khẩu từ 10 trở lên (còn từ 5 tới 9 lá khẩu thì rất phổ biến) chủ yếu là các ống kính tele, chân dung hoặc ống cine dùng để quay phim. Với các ống góc rộng chuyên chụp cảnh thì số lá khẩu ít và thẳng được được ưu tiên hơn do tạo hiệu ứng tia khi chụp đẹp hơn.

Dưới đây là danh sách tham khảo các ống kính có từ 10 lá khẩu trở lên. Phần lớn đây là những ống kính MF cổ, nhưng cũng có một nhóm các ống kính hiện đại cũng được chế tạo với nhiều lá khẩu như các ống kính cine chuyên dụng.

Những ống kính có nhiều hơn 20 lá khẩu:

  • Schneider Xenar 240mm f/3.5 (ống kính large format 4 x 5) : 30 lá khẩu
  • Schneider Xenar 480mm f/4.5 (ống kính large format 4 x 5) : 24 lá khẩu
  • Noflexar 400mm f/5.6 : 24 lá khẩu
  • Meyer Telemegor 400mm f/5.5 (preset) : 24 lá khẩu
  • Leica Telyt R 560mm f/6.8 : 24 lá khẩu
  • TAIR-11A 135mm f/2.8 : 20 lá khẩu
  • Komura Koki Tokyo 135mm f/2.8 : 20 lá khẩu

Những ống kính có 16-19 lá khẩu:

  • Meyer-Optik Gorlitz Orestegor 300mm f/4 : 19 lá khẩu
  • Vivitar 200mm f/3.5 (ngàm T, bản preset) : 18 lá khẩu
  • CZJ Biotar T* 58mm f/2 (manual) : 17 lá khẩu
  • TAIR-3S 300mm f/4.5 : 16 lá khẩu
  • Steinheil Munchen Culminar 135mm f/4.5 và 85mm f/2.8 : 16 lá khẩu
  • Sankyo Koki Komura 105mm f/2.5 : 16 lá khẩu

Những ống kính có 15 lá khẩu:

  • Ernst Leitz Wetzlar Summarit 50mm f/1.5
  • Isco-Gottingen Tele-Westanar 135mm f/3.5
  • Ernst Leitz Wetzlar Hektor 135mm f/4.5
  • Vivitar (ngàm M42) 135mm f/2.8
  • Vivitar (ngàm M42) 85mm f/1.8
  • Jupiter-9 85mm f/2
  • Meyer Trioplan V 100mm f/2.8
  • Meyer Orestor (Pentacon bản preset) 135mm f/2.8
  • Meyer Primotar 135mm f/3.5
  • Meyer Telemegor V 180mm f/5.5
  • Meyer Orestegor 200mm f/4
  • Meyer Primoplan V 75mm f/1.9
  • Pentacon Auto 200mm f/4 MC

Những ống kính có 14 lá khẩu:

  • Meyer Primoplan V 58mm f/1.9 (manual, bản pre-set)
  • CZJ Flektogon T* 35mm f/2.8 (pre-set)
  • Tele-Anastigmat 135mm f/4.5
  • Hanimar 200mm f/4.5 (pre-set)
  • CZJ Tessar 50mm f/3.5 Zeiss Compact primes CP.2 CP.3 cine lens
  • Laowa 105mm f/2 Smooth Trans Focus (1 vòng 8 lá khẩu, 1 vòng 14 lá khẩu)
  • Laowa 15mm f/4 Macro
  • DZOptics KERLEE 35mm f/1.2
  • Isco-Gottingen Isconar 135mm f/4 Meyer Optik Oreston 100mm f/2.8 ( ngàm M42, không có ký hiệu V đỏ)

Những ống kính có 13 lá khẩu:

  • KMZ Helios 44 58mm f/2 (bản đời đầu màu bạc)
  • ZOMZ Jupiter-3 Π 50mm f/1.5
  • Soligor 200mm f/3.5 (ngàm M42)
  • Canon Serenar 100mm f/2
  • SLR Magic cine lens: 25mm f/1.4, 50mm f/1.1, 35mm f/1.2, 75mm f/1.4

Những ống kính có 12 lá khẩu:

  • Meyer Telefogar V 90mm f/3.5
  • Meyer Trioplan 50mm f/2.8
  • Soligor 55mm f/1.8 (ngàm M42)
  • Jupiter 11A 135mm f/4 (ngàm M42)
  • Leica Summilux 50mm f/1.4
  • CZJ Flektogon 35mm f/2.8 (phiên bản bạc đời đầu)
  • Carl Zeiss Jena Tessar 50mm f/2.8 (ngàm M42)
  • CZJ Biotar T* 58mm f/2 (bản preset đời đầu)
  • CZJ Biometar 80mm f/2.8 (bản preset)
  • Voigtlander Nokton 35mm f/1.2 ASPH
  • SLR Magic HyperPrime Cine 25mm T0.95, 50mm T0.95
  • SLR Magic Cine 35mm T1.4
  • 7artisans / Zonlai / Discover HD.MC 25mm f/1.8
  • 7artisans 7.5mm f/2.8 Fisheye

Những ống kính có 11 lá khẩu:

  • Leica 90mm f/2 Apo-Summicron-M ASPH
  • Leica 90mm f/2.5 Summarit-M
  • LEICA APO Summicron-M 50mm f/2 ASPH
  • Leica Noctilux-M 50mm f/0.95 ASPH
  • Leica 35mm f/2 Summicron-M ASPH
  • Leica 75mm f/2.4 Summarit-M ASPH
  • Canon rangefinder 35mm f/1.8, 50mm f/1.2 LTM
  • Canon CN-E L F Cine Lens: 14mm T3.1, 24mm T1.5, 35mm T1.5, 50mm T1.3, 85mm T1.3, 135mm T2.2
  • Canon CN-E L S Cine lens: 30-300mm T2.95-3.7, 14.5-60mm T2.6
  • Canon CN-E L SP Cine lens: 14.5-60mm T2.6, 15.5-47mm T2.8, 30-105mm T2.8
  • Canon cine lens CINE-SERVO 17-120mm T2.95-3.9, 50-1000mm T5.0-8.9
  • Samyang XEEN Cine lens: 16mm T2.6, 20mm T1.9, 24mm T1.5, 35mm T1.5, 50mm T1.5, 85mm T1.5, 135mm T2.2
  • Sony Planar T* FE 50mm f/1.4 ZA
  • Sony FE 85mm f/1.4 GM
  • Sony FE 100mm f/2.8 STF OSS Macro GM
  • Sony FE 70-200mm f/2.8 OSS GM
  • Sony FE 16-35mm f/2.8 GM
  • SLR Magic HyperPrime CINE 10mm T2.1
  • Zhongyi Mitakon Speedmaster 85mm f/1.2, 25mm f/0.95, 135mm f/1.4

Những ống kính có 10 lá khẩu:

  • CZJ Tessar T* 40mm f/4.5 (manual)
  • Voigtländer 50mm f/1.1
  • Leica Noctilux-M 50mm f/1
  • Zeiss Sonnar C ZM 50mm f/1.5
  • Helios 40, 40-2 85mm f/1.5
  • CZJ Biotar T* 75mm f/1.5 (bản preset)
  • Meyer Helioplan V 40mm f/4.5 (bản preset)
  • Meyer Primagon V 35mm f/4.5 (bản preset)
  • Asahi Auto Takumar 35mm f/2.3
  • Minolta/Sony 135mm f/2.8 Smooth Trans Focus (một vòng 9 lá khẩu, một vòng 10 lá khẩu)
  • SLR Magic 17mm T1.6
  • Voigtlander Ultron 21mm f/1.8
  • Voigtlander Super Wide Heliar 15mm f/4.5
  • Voigtlander Color-Skopar 21mm f/4
  • Voigtlander Color-Skopar P 25mm f/4
  • Voigtlander MC Nokton 35mm f/1.4, 40mm f/1.4, 50mm f/1.5
  • Voigtlander Ultron 28mm f/2
  • Voigtlander Ultron 35mm f/1.7
  • Voigtlander Heliar Classic 75mm f/1.8
  • Voigtlander APO Lanthar 90mm f/3.5
  • Voigtlander Heliar-Hyper Wide 10mm f/5.6 ASPH

Dr. Fox
Bài viết do Dr. Fox thực hiện
Nghiêm cấm đăng lại trên các website hay ấn phẩm khác
Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)
Bài viết mới
Tamron 28-75mm vs Sigma Art FE 24-70mm vs. Sony FE 24-70mm GM
By Dr. Fox 15 Jan, 2020
So sánh 3 lens tiêu cự trung bình của hệ ngàm Sony FE: Tamron FE 28-75mm f/2.8, Sigma Art FE 24-70mm f/2.8, Sony FE 24-70mm f/2.8 GM.
Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời
By N.Đ.Phan 04 Jan, 2020
Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.
By N.Đ.Phan 13 Jun, 2019
Đánh giá nhanh chiếc máy Ricoh GR III, ông vua của nhiếp ảnh đường phố
By Dr. Fox 17 May, 2019
Phân tích những thay đổi về đặc điểm và chất lượng ảnh khi upload lên Facebook để tìm ra phương pháp tối ưu
Share by: