Tại sao độ nét không quá quan trọng
“Ảnh nét là một khái niệm tư sản”. Đây là một câu nói nổi tiếng của nhiếp ảnh gia đại tài Henri Cartier-Bresson. Tại sao nhiếp ảnh ngày nay, độ nét luôn luôn được đề cao? Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá các ống kính luôn luôn là sự sắc nét. Độ nét có phải là tất cả của một bức ảnh hay không?
Đây là một bài viết khá thú vị của Eric Kim, một street photographer nổi tiếng hiện đang trong dành thời gian sinh sống (tạm thời) tại Việt Nam. Blog của Eric có một số lượng lớn người theo dõi và anh cũng được đánh giá là một trong những street photographer có ảnh hướng khá lớn trong thế giới nhiếp ảnh hiện tại. Vsion xin lược dịch bài viết này của Eric, khi anh chia sẻ quan điểm vì sao độ nét trong nhiếp ảnh không nên được "đề cao quá đáng"
1. Ống kính "soft" (không nét) thường có "chất" hơn
Khi tôi bắt đầu với nhiếp ảnh số, tôi vẫn nhớ mình luôn quan niệm rằng, ảnh nét hơn thì đẹp hơn.
Trên thực tế, một bức ảnh sắc nét hơn lại không phải là bức ảnh đẹp hơn. Thông thường, một bức ảnh "thiếu nét" lại cho bạn một cảm giác dễ chịu, mềm mại, ấm áp và giàu cảm xúc hơn.
Ví dụ, tôi rất thích các tác phẩm của Junku Nishimura, nhiếp ảnh gia chụp film 135mm với một ống kính cổ 50mm f/2.8. Các bức ảnh không nét, nhưng lại rất mơ màng và hoài cổ. Các bức ảnh của ông có lẽ sẽ không còn cái "chất" đấy nữa nếu như ông chụp với một chiếc máy số hiện đại ngày nay và một ống kính cực sắc nét.
Hơn nữa, vẻ đẹp mềm mại của film cũng làm tô điểm hơn cho những bức ảnh đó, đem lại cảm giác đẹp đẽ và mềm mại hơn hẳn những bức ảnh số được làm nét quá đà. Đây là lý do tại sao tôi nhìn thấy không ít người chụp số cũng vẫn sa đà vào nhiếp ảnh film.
Thông thường, ảnh số cho cảm giác quá hoàn hảo, quá nét. Thay vào đó, ảnh film cho cảm giác không hoàn hảo - cho cảm giác hoài cổ và đôi khi gợi nhớ lại thời thơ ấu của mỗi người.
Tôi luôn rất thích những bức ảnh hoài cổ mà mẹ tôi đã chụp tôi khi còn bé bằng máy film, hơn bất kì một bức ảnh sắc nét nào mà tôi chụp ngày nay trên chiếc điện thoại của mình.
2. Nghệ thuật không cần đến độ nét
Tất nhiên, chúng ta đều sẽ dần dính với cái sở thích đam mê công nghệ (thiết bị) đằng sau nhiếp ảnh.
Một bức tranh đẹp thường không "nét".
Tôi đã chụp với rất nhiều loại máy ảnh khác nhau trong nhiều năm qua. Canon Powershot SD 600, Canon Rebel XT (350D), Canon 5D (Mark I), Leica M9, Ricoh GR II, Leica film... Bên cạnh đó, tôi cũng chụp rất nhiều ống kính đát tiền như Leica Summicron f/2 ASPH lens ($3000) hay ống kính vừa phải như chiếc máy Ricoh GR II (ống kính 28mm).
Xin tránh xa tất cả những trang web đánh giá độ nét trên những bức tường gạch đi. Bạn có định chụp những bức tường gạch cả đời không đấy; hay bạn muốn tập trung vào linh hồn trong chủ thể của mình hơn?
Nếu như bạn thường in ảnh khổ lớn, có ảnh siêu nét thì đương nhiên sẽ tốt hơn.
Thay vì đổ một đống tiền vào ống kính, hãy sử dụng số tiền đó để mua những cuốn sách ảnh tạo cảm hứng, để đi du lịch, tham gia workshop, hoặc thứ gì đó có giá trị giáo dục hơn.
Tôi cực kỳ hâm mộ những chiếc máy có ống kính gắn liền (như Ricoh GR II, Fujifilm X100T, hoặc Fujifilm x70). Những chiếc máy này thường rất gọn gàng, mỏng, nhẹ và rất nét. Không chỉ có thế, bạn sẽ không bị đau đầu với việc chọn ống kính nào để mang đi. Bạn chỉ có một ống kính và phải gắn chết với nó. Khi đó, nó sẽ kích thích sự sáng tạo của bạn, bắt bạn phải di chuyển và suy nghĩ nhiều hơn về bố cục và nội dung của mình.
10. Sử dụng bất cứ chiếc máy ảnh nào bạn có
Để kết luận, hãy cứ sử dụng bất kỳ chiếc máy nào bạn đang có. Nếu như chiếc máy hay ống kính của bạn "không nét" - hãy tận dụng và coi nó như một lợi thế.
Tôi thường thấy ảnh đen trắng mang tính thẩm mỹ nhiều hơn là những bức ảnh màu. Nhưng cũng có những người như Todd Hido, luôn biết tận dụng những bức ảnh màu "không nét" và mềm mại để tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.
Tránh xa những trang đánh giá thiết bị, đánh giá độ nét và tất cả những chỗ đam mê công nghệ ra. Hãy hài lòng với những gì bạn đang có, và hãy nhớ rằng nhiếp ảnh là về cái gì: tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, không phải chỉ là chụp nên những bức ảnh.
Nguồn: erickimphotography

Bài viết được dịch bởi P.N.
Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết